0243 538 0100
info@cdivietnam.org
Mô hình cấp tài chính dựa trên kết quả thực hiện (Result-based financing, viết tắt là RBF) đã được thí điểm và áp dụng tại nhiều quốc gia, trong nhiều lĩnh vực. Tại Việt Nam, chủ trương “quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ” đã được đưa vào Luật ngân sách năm 2015, tuy nhiên việc triển khai thực hiện chưa được đồng bộ. Trong lĩnh vực y tế, Nghệ An là tỉnh duy nhất (trong 6 tỉnh Bắc Trung Bộ) được Ngân hàng thế giới hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình “cấp tài chính y tế dựa trên kết quả thực hiện (RBF) từ 2011-2015. Kết quả từ dự án thí điểm này bước đầu cho thấy RBF góp phần tạo chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng dịch vụ y tế tại tuyến y tế cơ sở.
Hiện nay ngân sách chi thường xuyên cho y tế dự phòng và y tế cơ sở được phân bổ theo đầu dân (ví dụ vùng đồng bằng theo định mức 246.900 đồng/người/năm; miền núi 333.300 đồng/người/năm). Ngân sách phân bổ cho Trạm Y tế cũng được các địa phương ban hành định mức riêng, một số tỉnh, trong đó có Quảng Trị, phân bổ theo tiền lương thực tế và chi khác tính theo Trạm Y tế (30 triệu/Trạm/năm). Cách phân bổ ngân sách cho TYTX theo đầu vào (phân bổ theo đầu dân số, theo biên chế nhân sự, theo Trạm y tế,…) như hiện nay bộc lộ nhiều bất cập, mang tính dàn trải, thiếu trọng tâm, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp, dễ tạo lối mòn trong tổ chức hoạt động mà không khuyến khích tự chủ, sáng tạo, đổi mới cách làm, khó đảm bảo công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình,…
Năm 2018, nhằm giới thiệu và thí điểm mô hình RBF, hướng tới nhân rộng mô hình này tại Quảng Trị, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) phối hợp với Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đã xây dựng bộ công cụ đánh giá Trạm Y tế xã làm cơ sở thí điểm mô hình “cấp tài chính cho các Trạm y tế dựa trên kết quả hoạt động” tại Quảng Trị. Hoạt động trên nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao vai trò và hiệu quả của y tế cơ sở nhằm gia tăng việc tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng của người nghèo, phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số” do Oxfam tài trợ thông qua chương trình Tài chính cho phát triển.
Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng các Trạm Y tế sau khi được xây dựng và hoàn thiện đã được sử dụng để thí điểm đánh giá 6 Trạm Y tế tại Quảng Trị qua 2 vòng đánh giá:
Về phương pháp đánh giá, ngoài việc kiểm tra hồ sơ sổ sách theo dõi của TYT, quan sát thực tế, phỏng vấn nhân viên y tế, còn có sự tham gia đánh giá độc lập của các nhóm cộng đồng để phỏng vấn trực tiếp người sử dụng dịch vụ y tế, vì thế kết quả đánh giá đảm bảo tính khách quan và trung thực.
Hoạt động mới được triển khai thí điểm trong thời gian ngắn tại 6 TYT của tỉnh Quảng Trị nhưng bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận:
Tuy nhiên, để khuyến nghị thực hiện mô hình “cấp tài chính y tế dựa trên kết quả hoạt động” (RBF) như một giải pháp chính sách nhằm cải thiện chất lượng y tế cơ sở, thúc đẩy phân bổ và chi tiêu ngân sách cho y tế theo hướng ưu tiên và hiệu quả hơn thì quá trình thực hiện RBF cần thực hiện theo một lộ trình dài hạn hơn.