Loading...

Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách thức về thu, chi ngân sách. Hiện nay, thu ngân sách không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu thường xuyên và đầu tư phát triển. Do đó, bội chi ngân sách đã duy trì ở mức cao trong thời gian dài.  Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang đối mặt với áp lực rất lớn về nợ công. Theo số liệu báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2016, nợ công Việt Nam  đã lên đến 64,73% GDP và tiến đến mức trần cho phép là 65% GDP.

Trong bối cảnh trên, chống lãng phí được đưa ra như một mục tiêu quan trọng trong định hướng chính sách gần đây như Nghị quyết 07 NQ-TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn hay Chỉ thị số  14/CT-TTg ngày 19/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung chỉ đạo điều hành tài chính – ngân sách nhà nước.

Theo kinh nghiệm quốc tế, minh bạch và sự tham gia là yếu tố tiên quyết để đảm bảo ngân sách được sử dụng hiệu quả và chống lãng phí. Tại nhiều quốc gia, trước khi phê duyệt, dự thảo dự toán ngân sách được công bố rộng rãi để thúc đẩy các thảo luận nhằm đảm bảo ngân sách được sử dụng hiệu quả cho các nhu cầu thực sự cần thiết của xã hội.  Ở Việt Nam, Luật Ngân sách sửa đổi năm 2015 cũng quy định  “Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội, Ủy ban nhân dân gửi đại biểu Hội đồng nhân dân”

Năm 2017 là năm đầu tiên thực hiện công khai dự thảo dự toán ngân sách theo Luật ngân sách sửa đổi 2015. Theo chương trình họp kỳ Quốc hội thứ 4 khóa XIV vừa công bố, dự toán ngân sách năm 2018 sẽ được thảo luận tại Quốc hội vào ngày 24/10. Tính tới thời điểm hiện tại, dự thảo dự toán ngân sách năm 2018 vẫn chưa được công bố. Nhìn chung, các quy định chính sách về minh bạch cũng như thực tiễn thực thi các quy định này hiện vẫn  còn nhiều hạn chế và đang tạo ra những rào cản lớn trong việc thúc đẩy minh bạch và sự tham gia của xã hội trong quản lý ngân sách nhà nước.

Trong bối cảnh trên, Liên minh Minh bạch Ngân sách dự kiến tổ chức buổi trò chuyện cùng chuyên gia để thảo luận về khoảng cách giữa quy định chính sách và nhu cầu công khai thực tiễn trong quản lý ngân sách ở bối cảnh hiện tại.

Chuyên gia của buổi trò chuyện gồm có:

  • Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế
  • Bà Bùi Thị An, nguyên đại biểu quốc hội Khóa XIII
  • Chuyên gia tài chính
  • Bà Ngô Minh Hương – Giám đốc Trung tâm Phát triển và Hội nhập CDI

Điều hành buổi trò chuyện

  • Nhà báo Hoàng Quốc Dũng

Nội dung thảo luận

  • Thách thức về quản lý ngân sách và nhu cầu công khai minh bạch trong bối cảnh hiện nay.
  • Quy định về công khai minh bạch ngân sách theo Luật Ngân sách 2015.
  • Những hạn chế trong việc thúc đẩy minh bạch ngân sách và sự tham gia nhìn ở khía cạnh chính sách và thực tiễn thực thi
  • Khoảng cánh giữa chính sách  liên quan đến minh bạch ngân sách của Việt Nam với nhu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế.
  • Các giải pháp về mặt chính sách và thực tiễn thực thi

Thời gian:  13.30 – 15.30, ngày 23 tháng 10 năm 2017

Địa điểm:  Khách sạn Hòa Bình, số 27 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

Trân trọng kính mời quý vị đại biểu tham gia và đóng góp ý kiến cho buổi trò chuyện.

Để thuận tiện cho công tác tổ chức, đề nghị quý vị xác nhận sự tham gia qua chị Lã Thu Thủy, điện thoại 0909990036 hoặc e-mail thuy.lathi@cdivietnam.org

Đăng ký thông tin