Loading...

Sử dụng mạng xã hội để tăng cường tương tác, trao đổi với người dân đang là xu hướng được nhiều nước áp dụng.  Nếu được sử dụng hiệu quả, công cụ truyền thông hiện này sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách giữa người dân và các cơ quan nhà nước. Trong thời đại bùng nổ thông tin, thật giả lẫn lộn, những kênh thông tin chính thống của các cơ quan nhà nước là hết sức cần thiết.

Tại Việt Nam, với nỗ lực xây dựng chính phủ điện tử, năm 2015 Chính phủ đã lập Facebook “Thông tin Chính phủ”. Facebook này hiện có gần 1.5 triệu người thích và 1.6 triệu lượt theo dõi. Nội dung trang facebook này cập nhật về Phòng, chống dịch bệnh COVID-19, phòng, chống thiên tai, các thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.Trang này được lập từ năm 2015, hiện có gần 1.5 triệu người thích và 1.6 triệu lượt theo dõi. Nội dung trang facebook này cập nhật về Phòng, chống dịch bệnh COVID-19, phòng, chống thiên tai, các thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay, bên cạnh các Trang thông tin điện tử, một số địa phương cũng thiết lập các trang mạng xã hội chính thức của tỉnh để tương tác với người dân như Cà Mau (Facebook, Youtube), Đồng Tháp (Facebook, Zalo, Youtube), Bắc Ninh (Fanpage), Tiền Giang (Facebook), Ninh Bình (Facebook),…

Ảnh: Các trang MXH tỉnh Cà Mau

Ảnh: Các trang MXH tỉnh Đồng Tháp

Tuy nhiên việc sử dụng mạng xã hội (như Facebook, Zalo) hiện nay tại các địa phương chưa thực sự phổ biến. Ngay cả việc phản hồi qua thư mục Hỏi đáp trên website hay gửi email liên hệ cũng chưa được các tỉnh thực hiện tốt. Kết quả khảo sát Chỉ số công khai ngân sách (POBI) 2019 ở trụ côt về Sự tham gia cho thấy, các tỉnh ÍT tạo cơ hội cho người dân tham gia vào quản lý ngân sách tại địa phương. Trên cổng thông tin điện tử của 61/63 tỉnh có thư mục hỏi đáp và email liên hệ. Tuy nhiên, mức độ phản hồi của Sở Tài chính các tỉnh đối với người dân rất thấp. Có 8/63 Sở Tài chính của các tỉnh trả lời yêu cầu cung cấp thông tin của nhóm nghiên cứu qua email.

Cũng theo khuyến nghị từ POBI 2019, để tăng cường cơ chế về sự tham gia của người dân trong quá trình ngân sách, các địa phương có thể: (i) Chủ động trong việc phản hồi các câu hỏi của người dân về ngân sách; (ii) Xây dựng và công bố quy chế nội bộ về quy trình cung cấp thông tin theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin; (iii) Ngoài chuyên mục hỏi đáp và email liên hệ, các tỉnh có thể sử dụng mạng xã hội để tăng cường tương tác, trao đổi giữa người dân và Sở Tài chính/UBND tỉnh.

 

 

 

Đăng ký thông tin